Ngày nay, tỷ lệ người mắc bệnh về gan khá cao. Trong gia đình, người thân có người bị bệnh về gan thì phải phòng tránh lây bệnh như thế nào?
Gan được ví như “nhà máy thải độc” của cơ thể, giúp thanh lọc độc tố, chuyển hóa thức ăn và dự trữ nhiên liệu dưới nhiều dạng khác nhau, tổng hợp một số chất đạm, bài xuất mật, chất acid mỡ… Khi gan suy giảm chức năng, có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan và ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác.
Làm thế nào để không lây bệnh khi sống với những người mắc bệnh gan.
Tuy không viêm gan siêu vi không nguy hiểm như bệnh AIDS hoặc ghê sợ như bệnh hủi, nhưng là bệnh truyền nhiễm nên khả năng lây bệnh rất cao. Do đó, khi sống với người bị viêm gan, chúng ta không những phải biết cách giúp đỡ người bệnh vượt qua những trở ngại khó khăn, mà còn phải thông hiểu những cách thức bảo vệ cho chính mình. Một số chú ý sau có thể giúp ích cho bạn.
- Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hóa nên rất dễ lây. Viêm gan A dễ lây nhất trong một vài tuần lễ trước khi bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh viêm gan cấp tính. Một khi da và mắt trở nên vàng, bệnh không còn truyền nhiễm nữa. Lúc này, tiếp xúc với người bệnh trong lúc này không còn "nguy hiểm" nữa. Nói một cách khác, viêm gan A chỉ dễ lây trong thời gian ủ bệnh khi đó bệnh nhân vẫn hoàn toàn khỏe mạnh và khó phát hiện mắc bệnh nên người thân trong gia đình cần hết sức chú ý.
- Bệnh viêm gan B chủ yếu lây qua đường máu và các sản phẩm từ máu bị nhiễm virus. Chính vì vậy, trong gia đình có người mắc bệnh viêm gan B thì phải cẩn thận tránh dùng chung đồ với người bệnh như: dao cạo râu, bàn chải đánh răng... những vật dụng có thể để lại vết xước. Ngoài ra, viêm gan B còn lây qua đường tình dục do vậy khi quan hệ tình dục với người mắc bệnh viêm gan B cũng phải hết sức cẩn thận. Viêm gan B cũng là bệnh di truyền khá cao nên đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm gan B cần phải chú ý chăm sóc sức khỏe cẩn thận để giảm thiểu khả năng truyền bệnh cho con.
- Không nên giao hợp trong lúc người bệnh viêm gan C đang có kinh kỳ. Nếu người phụ nữ viêm gan C đang có kinh, sau khi tắm xong, họ nên rửa sạch một số máu nhỏ có thể dính dưới sàn nhà. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể dùng một số xà bông lau nhà hoặc thuốc sát trùng.
- Khi chăm sóc vết thương của người bệnh viêm gan B và C thì nên đeo găng tay để tránh lây bệnh.
- Vì viêm gan B, C, D gần như không bao giờ lây qua mồ hôi và nước bọt, va chạm thể xác trong đời sống hàng ngày với người bệnh nên bạn không nên quá lo lắng về điều này. Ăn uống chung với những người mắc bệnh viêm gan B, C, D cũng không quá nguy hiểm. Vì thế, chúng ta không phải cô lập hóa bệnh nhân viêm gan như những "truyền nhiễm". Bắt họ nấu nướng riêng biệt và dùng những chén bát riêng tư là điều vô lý gây ảnh hưởng tâm lý cho người bệnh.
- Bệnh viêm gan E lây từ người này sang người kia qua thức ăn và nước uống nhiễm virus. Hơn nữa, khác với viêm gan A, bệnh này vẫn có thể tiếp tục lây truyền trong nhiều tuần lễ sau khi người bệnh đã phát ra những triệu chứng viêm gan cấp tính. Do đó, nếu người nhà có người mắc bệnh viêm gan E cần phải đặc biệt chú ý để tránh lây bệnh cho người khác.
Sống với người thân bị viêm gan đôi khi tạo cho những người khác trong gia đình sự mệt mỏi và áp lực. Nếu không hiểu rõ về bệnh viêm gan thì có những hoàn cảnh đáng tiếc có thể xảy đến với bất cứ gia đình của bệnh nhân viêm gan nào. Vì thế, thông hiểu tường tận về các loại bệnh viêm gan không những sẽ giúp cho chúng ta những cách thức phòng ngừa bệnh gan hữu hiệu, mà còn tránh được những hiểu lầm vô cùng tai hại.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và điều trị,cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN Đông y: Thu Hiền
Điện thoại: 0904.605.468
Địa chỉ: Số 32 – Liền kề 25 Ngô Thì Nhậm – P. La Khê – Q. Hà Đông – TP. Hà Nội
Website: www.chuabenhxogan.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét