Đối
với những bệnh khác xảy ra trên cơ thể thường gây ra nhiều biểu hiện
giúp bệnh nhân sớm phát hiện bệnh, nhưng đối với ung thư biểu mô tế bào
gan thì bệnh lại diễn biến âm thầm, thường tiến triển tới giai đoạn cuối
mới phát bệnh làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Vì đây là một
căn bệnh nguy hiểm hàng đầu nên cần mọi người biết và chú ý nhiều hơn
tới cách phòng tránh bệnh trước khi xảy ra trường hợp đáng tiếc. Điều
trước tiên bạn nên hiểu đó chính là nguyên nhân sâu xa xuất phát gây nên
bệnh là do đâu, để chúng ta có hướng phòng tránh bệnh đúng đắn nhất.
Nguyên nhân chính gây bệnh ung thư biểu mô tế bào gan Nguyên
nhân đích thực cũng như cơ chế sinh bệnh học của ung thư gan đến nay
vẫn còn chưa biết rõ. Qua các công trình nghiên cứu cũng như thực tế lâm
sàng người ta thấy nhiều yếu tố liên quan chặt chẽ với ung thư gan.
1. Do viêm gan B gây ra Các công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa
viêm gan virus B
và ung thư gan nguyên phát, tuy chưa phải khẳng định. Nhiễm HBV mãn
tính được xem là nguyên nhân quan trọng nhất gây UTBMTBG, đặc biệt ở
châu Á, châu Phi (S.Z. Yu, J.L. Sung, Mc Kew, T.c. Tan 1991). Chỉ điểm
dễ tiếp cận nhất của nhiễm HBV mãn tính là sự có mặt HBsAg trong huyết
thanh. Phản ứng PCR (polymerase chain reaction) của HBV tích hợp trong
AND tế bào ung thư càng chứng minh chắc chắn cho mối liên quan của bệnh
với nhiễm HBV mãn tính.
Mối liên quan chặt chẽ giữa HBV và HCC
được củng cố bằng chứng cớ sau: nguy cơ tương đối dễ mắc UTBMTBG gấp 223
lần ở số người có HBsAg dương tính so với người lành âm tính. Có khoảng
15 – 20% xơ gan do nhiễm HBV biến chứng thành HCC. Phần lớn các trường
hợp, UTBMTBG phát triển từ 20 – 40 năm sau nhiễm HBV.
Theo tài
liệu công bố của Tổ chức Y Tế Thế Giới: ở châu Á, châu Phi tỉ lệ người
ung thư tế bào gan có HBsAg dương tính là 80 – 90%, ở Ấn Độ và Hồng Kông
là 80%, ở Đài Loan là 77%.
Ở Việt Nam, nhiều công tình nghiên
cứu cho thấy tỉ lệ người bị ung thư gan mang HBsAg cũng rất cao. Theo
Hoàng Thủy Nguyên (1982) là 72%, Nguyễn Giang (1989) là 76%, Phan Thị
Phi Phi (1991) là 82%.
2. Do xơ gan Trong thực tế lâm sàng người ta nhận thấy 70 – 80% ung thư gan phát triển trên
xơ gan.
Một số tác giả trên thế giới nhận thấy mối liên quan xơ gan – loạn sản
tế bào gan là con đường dẫn đến ung thư gan dựa trên những nhận xét: ổ
ung thư hình thành ngay trong lòng các nhân loạn sản; khó phân biệt loạn
sản mức độ cao và ung thư. Năm 1993 các tác giả trên thế giới đi đến
thống nhất tiêu chuẩn chẩn đoán tổn thương nhân tái sinh và phân biệt
các loại nhân tái sinh như sau: nhân to tái sinh lành tính, nhân to tái
sinh có tổn thương ranh giới, nhân to tái sinh thực sự ác tính tương ứng
với ung thư gan.
Tỉ lệ hàng năm của ung thư gan chuyển từ xơ gan là
1- 4%. Các nguyên nhân và dịch tễ của ung thư gan có liên quan chặt chẽ
với các nguyên nhân và dịch tễ của xơ gan. Ở Pháp, chứng nghiện rượu là
nguyên nhân gây xơ gan đối với 90% các ca xơ gan nam giới và 70% các ca
xơ gan nữ giới, trong đó có 10 – 20% ung thư hóa. Ở Nhật Bản, Việt Nam,
một số nước châu Á và châu Phi, 80-90% các ung thư gan phát triển từ xơ
gan do viêm gan virus B, C mạn tính.
3. Viêm gan virus C Viêm
gan virus C đã thực sự trở thành mối lo ngại của tất cả các nước trên
thế giới, do tỉ lệ nhiễm bệnh ngày càng có xu hướng tăng và gây nhiều
hậu quả nguy hiểm. Các nghiên cứu dịch tễ học gần đây cho thấy sự liên
quan giữa nhiễm HCV và UTBMTBG. Sử dụng các test huyết thanh cho phép
phân ra 3 vùng địa lý theo tỉ lệ kháng thể HCV ở các bệnh nhân UTBMTBG:
vùng có tỉ lệ cao (60 – 80%) (Nhật Bản, Ý, Tây Ba Nha); vùng có tỉ lệ
trung bình (25 – 50%) (Bắc Âu, Pháp, Mỹ); vùng có tỉ lệ thấp (< 10%)
(Sénégal, Mozambique, Đông Nam Á). Các nghiên cứu phân tử, qua RT PCR
cho phép phát hiện ARN của HCV trong 50 – 70% các mẫu huyết thanh và
55-100% tổ chức gan của các bệnh nhân UTBMTBG có HBsAg âm tính.
Công
trình nghiên cứu của Seeff L.B cho thấy có tới 80 – 85% người nhiễm HCV
chuyển thành viêm gan mạn tính. Cũng theo Seeff L.B, khoảng 20 – 30%
bệnh nhân viêm gan virus C mạn tính thể hoạt động có thể phát triển
thành xơ gan và khoảng 30% bệnh nhân xơ gan sau viêm gan virus C có nguy
cơ phát triển thành UTBMTBG trong vòng 20 – 30 năm. Ở Việt Nam, Nguyễn
Đăng Mạnh nghiên cứu trên 228 bệnh nhân ung thư gan thấy tỉ lệ nhiễm HCV
là 7,89%.
4. Các yếu tố khác như: - Do kí sinh
trùng: Sán lá gan: Rất nhiều công trình nghiên cứu đã nhận thấy vai trò
của nhiễm trùng sán lá trong bệnh lý gan. Tuy nhiên cho đến nay người ta
vẫn chưa tìm thấy mối liên hệ giữa ung thư gan và sán lá.
-
Rượu: Theo ước tính, những người nghiện rượu (khoảng 80g/ngày) thì tỉ lệ
HCC cao gấp 4-5 lần so với những những người không nghiện rượu. Do đó,
người ta nghĩ rằng xơ gan do rượu có biến chứng ung thư hóa. Tỉ lệ này
tăng theo tuổi.
- Thuốc lá: Tỉ lệ mắc HCC ở những người hút thuốc lá gấp 2-8 lần so với những người không hút thuốc lá.
-
Aflatoxin: Aflatoxin được bài tiết từ nấm Aspergillus flavus thường có
trong lúa mì, lạc, ngô v.v… bị mốc. Các mô hình thực nghiệm đã chứng
minh được các vai trò của nó gây ung thư gan trên rất nhiều động vật và
tỉ lệ mắc tùy theo liều, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu dịch tễ
nào cho phép khẳng định vai trò gây ung thư gan của Aflatoxin trên
người.
- Chất phóng xạ: Chất Dioxyde de thorium trước đây được
dùng để ghi hình gan, đào thải rất chậm vì bị tế bào Kupffer giữ lại.
Chất này gây xơ gan, 15-20 năm sau sẽ gây ung thư hóa.
-
Dioxine: Nhiều công trình thực nghiệm đã chứng tỏ vai trò gây ung thư
của Dioxine. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác nhận sự có mặt
của Dioxine trong tổ chức gan.
- Androgen: Vai trò của Androgen
nội sinh trong gen của ung thư gan đã được báo cáo dựa vào các quan sát
trên sự xuất hiện ung thư gan của các bệnh nhân (đặc biệt là trẻ em)
được điều trị nhiều năm bằng các dẫn chất Alkyl hóa. Các khối u này
thường được phát hiện bởi các triệu chứng chảy máu ở gan hay xuất huyết
màng bụng. Việc chẩn đoán các khối u này gặp khó khăn do có cấu trúc mô
học giống Adénome và AFP thường không tăng.
Nguyên nhân gây nên
viêm gan B thường rất phổ biến vì thế nên việc phòng bệnh thường là do ý
thức của chính bản thân mỗi người. Phương pháp phòng bệnh tốt nhất
chính là việc thường xuyên đi khám sức khỏe định kì phát hiện mầm bệnh
sớm để có hướng điều trị kịp thời hạn chế ảnh hưởng xấu nhất có thể.
Mong những thông tin trên có thể giúp ích được bạn phần nào cải thiện
sức khỏe của mình thật nhé!